VND USD

Xe lăn, ghế bô, nạng chống

Xe lăn là một thiết bị rất hữu ích và không thể thiếu đối với các bệnh viện, cơ sở y tế và bệnh nhân… Vậy xe lăn có bao nhiêu loại và nên mua loại nào là tốt nhất? Bạn hãy tìm hiểu cùng Medgo trong bài viết dưới đây nhé!

1. Xe lăn là gì?

Xe lăn là một thiết bị y tế, hình dáng là chiếc ghế nhưng được gắn thêm bánh xe, người sử dụng xe lăn khi không thể đi lại và vận động do bị bệnh tật, chấn thương hay khuyết tật. Xe lăn được thiết kế nhiều loại, nhiều định dạng khác nhau để đáp ứng được các nhu cầu cụ thể của người dùng. 

2. Phân loại xe lăn 

Tùy vào nhu cầu sử dụng và động cơ vận hành thì xe lăn được chia thành 2 loại chính là: xe lăn tay và xe lăn điện

- Xe lăn tay được chia thành:

+ Xe lăn tay cơ bản

 Đây là loại xe lăn tay tiêu chuẩn được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Loại xe lăn này được thiết kế đơn giản và có ít tính năng nhất, ngoài lăn bánh xe bằng tay thì xe còn có tay đẩy phía sau, thuận tiện sử dụng cho người già, người bệnh cần sự hỗ trợ di chuyển từ người nhà hay y bác sĩ.

+ Xe lăn tay có bô vệ sinh

Đây là loại xe lăn có thêm bô vệ sinh, giúp người già hoặc người bệnh có thể đi vệ sinh tại chỗ khi đang ngồi trên xe. Loại xe lăn có bô chỉ khác loại thông thường là thêm bô vệ sinh ở dưới và một miếng lót chống thấm.

- Xe lăn điện

Xe lăn điện là loại xe lăn y tế sử dụng ắc quy và động cơ để di chuyển, hoàn toàn không mất sức của người dùng. Người dùng chỉ cần sử dụng các nút bấm để tự điều khiển xe mà không cần dựa vào sự hỗ trợ của bên ngoài.

3. Tính năng của xe lăn

- Các tính năng nổi bật của loại xe lăn tay

+ Có thể phanh, thắng xe và khóa bánh xe

+ Chống lật nhờ có bánh xe phụ phía sau

+ Được trang bị thêm bô vệ sinh và gối đầu

+ Có thể điều chỉnh độ nghiêng của phần tựa lưng

- Các tính năng của loại xe lăn điện

+ Có bộ điều khiển dễ sử dụng

+ Có hiển thị nguồn và vận tốc xe chạy

+ Có cổng USB sạc được điện thoại

+ Bộ phận để chân có thể tháo lắp dễ dàng

+ Dung lượng pin một lần sạc sử dụng tối đa được khoảng 20 km

+ Hệ thống khung được thiết kế bằng chất liệu cao cấp, bền bỉ và chịu được trọng lượng lớn.

+ Bánh xe có tính năng chống lật, hỗ trợ an toàn khi xe lên dốc

+ Có thể gấp gọn thuận tiện khi vận chuyển

4. Các tiêu chí khi lựa chọn xe lăn

- Dựa vào nhu cầu sử dụng

+ Để có thể chọn mua được chiếc xe lăn phù hợp thì bạn phải biết rõ tình trạng của người thân bạn đang như thế nào. Nếu người thân của bạn là người đã cao tuổi hoặc liệt một phần cơ thể nhưng vẫn có thể sử dụng được lực của tay thì bạn có thể mua xe lăn điện. Vì loại xe này rất dễ để điều khiển, không dùng sức nhiều và hơn thế nữa là có thể giúp người dùng đi được quãng đường tương đối dài, sử dụng xe rất an toàn mà lại không phải chịu sự chi phối của người khác.

+ Nếu người dùng là người khuyết tật không có khả năng đi lại nhưng vẫn còn khỏe và có thể sử dụng được lực của cánh tay thì bạn có thể xem xét loại xe lăn tay. Bởi đây là đối tượng không cần thiết phải di chuyển xa, do đó việc ngồi xe lăn tay và tự điều khiển cũng giống luyện tập cơ thể để hỗ trợ phục hồi dần các chức năng. Hoặc nếu có điều kiện về kinh tế thì bạn cũng có thể mua xe lăn điện để dễ dàng di chuyển.

+ Còn nếu là bệnh nhân sau phẫu thuật và đang trong quá trình phục hồi sức khỏe, cần tránh vận động mạnh thì bạn nên chọn loại xe lăn tay thông thường dạng đẩy để hỗ trợ họ. Vì quá trình hồi phục sau phẫu thuật cũng không lâu mà người dùng cũng không tự sử dụng được nên bạn nên mua xe lăn tay cơ bản để tiết kiệm chi phí.

- Chọn xe có kích thước phù hợp 

+ Việc chọn được xe lăn phù hợp cho người dùng còn phụ thuộc rất nhiều vào độ rộng của ghế mà bạn yêu cầu. Và chỗ ngồi của xe lăn cũng quyết định đến cách bố trí, kích thước bánh xe và các tính năng phụ của sản phẩm. Chiều rộng của ghế sẽ rơi vào khoảng 46 cm.

+ Ngoài chiều rộng thì bạn cũng nên xem xét đến độ sâu của chỗ ngồi, vì điều này sẽ mang lại sự thoải mái nhất cho người ngồi.

Chiều sâu của ghế là khoảng cách từ lưng ghế đến mép ghế ngồi phía trước và cần được đo khi người dùng ngồi thẳng lưng. Một độ sâu phù hợp với người ngồi được tính bằng khoảng cách từ đầu gối của người dùng cho đến xương chậu cộng thêm 10cm.

+ Kích thước của ghế được xác định bằng kích thước tổng thể của xe lăn, nếu kích thước của ghế lớn có thể làm ảnh hưởng đến việc di chuyển của xe qua các cửa, hành lang và các không gian chật hẹp khác. 

+ Xe lăn nhỏ hơn có chỗ ngồi hẹp hơn sẽ giúp người dùng dễ dàng di chuyển hơn so với xe lăn tiêu chuẩn có chỗ ngồi rộng. Do vậy mà bạn nên lựa chọn một chiếc xe lăn có chỗ ngồi phù hợp với người dùng.

5. Ưu và nhược điểm của các loại xe lăn 

5.1 Đối với xe lăn tay

- Ưu điểm:

+ Trọng lượng của xe nhẹ, dễ gấp gọn thuận lợi cho vận chuyển.

+ Điều khiển đơn giản đối với người dùng.

+ Điều khiển bằng tay linh hoạt giúp tập luyện cho tay khéo léo, nâng cao hiệu quả cho người cần phục hồi cả tay và cả trí não.

+ Giá thành của xe lăn tay thấp giúp tiết kiệm chi phí.

- Nhược điểm:

+ Tốn nhiều sức khi di chuyển vì phải dùng tay lăn bánh xe. Nếu đi quãng đường dài, không bằng phẳng thì sẽ khiến người sử dụng mệt mỏi vì mất sức

+ Khó di chuyển được trên những địa hình không bằng phẳng như: cầu thang, lên xuống dốc.

+ Xe lăn tay không phù hợp với một số đối tượng sau: Người khó vận động phần nửa trên cơ thể, người bị cao huyết áp, có bệnh về tim mạch, khó thở và người cao tuổi ốm yếu.

+ Vệ sinh không đảm bảo, có thể khiến tay bị bẩn, trầy xước do di chuyển vào địa hình không phù hợp.

5.2. Đối với xe lăn điện

- Ưu điểm:

+ Hỗ trợ việc di chuyển tối ưu: Người dùng có thể đi quãng đường 20km với xe lăn điện

+ Có thể đi trên mọi loại địa hình di chuyển khác nhau.

+ Người sử dụng có thể tự tùy chỉnh tăng giảm tốc độ di chuyển theo ý muốn bằng các nút bấm trên thành xe.

+ Cách dụng đơn giản, không bị mất sức: Bộ điều khiển linh hoạt với cần gạt giúp xe dễ dàng rẽ trái, rẽ phải, tiến và lùi.

+ Độ an toàn cao khi sử dụng xe với tính năng phanh, bánh chống lật, còi cảnh báo.

+ Người dùng có thể nghỉ ngơi thoải mái bất cứ lúc nào trên xe nhờ khả năng ngả gập dễ dàng và tiện lợi.

- Nhược điểm:

+ Kích thước của xe lăn điện có lớn hơn xe lăn tay nên trọng lượng cũng lớn hơn

+ Một số loại xe lăn điện không có tay lăn phụ thì sẽ bất tiện trong trường hợp xe lăn hết điện 

+ Giá thành của xe lăn điện cao hơn so với các loại xe lăn tay khác.

6. Các loại xe lăn được ưa chuộng sử dụng hiện nay

6.1 Xe lăn không có bô, không ngửa sau Humed KY809

- Sản phẩm xe lăn không có bô, không ngửa sau Humed KY809 thiết kế đảm bảo về chất lượng cũng như các tiêu chuẩn cho một chiếc xe lăn đa năng, hỗ trợ vận động hiệu quả cho bệnh nhân.

- Xe được gắn hai vòng lăn hai bên, hỗ trợ người già, người khuyết tật, những người khó khăn trong việc đi lại có thể dễ dàng di chuyển theo ý muốn.

- Hai tay đẩy được thêm vào phía sau xe giúp cho người nhà hoặc y tá có thể giúp đỡ bệnh nhân đi lại.

- Khung của xe được sản xuất bằng sắt và mạ một lớp Crom tăng độ bền cho xe và rất chắc chắn

- Phần ghế ngồi được thiết kế rộng rãi, làm bằng chất liệu da tổng hợp màu đen mềm mại và sạch sẽ, mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu khi ngồi. Với chất liệu cao cấp, bạn có thể dễ dàng vệ sinh, lau chùi bề mặt với nước mà không lo bị bong tróc. Bên cạnh đó, xe có tấm đặt chân bằng nhôm đúc hợp kim với kích thước lớn để chân rất thoải mái.

- Bánh trước có thể xoay 360 độ giúp người dùng chuyển hướng dễ dàng. 

- Xe được thiết kế nhỏ gọn kết hợp và có thể gấp gọn một cách dễ dàng, thuận tiện cho việc vận chuyển xe theo cùng bệnh nhân tới nhiều nơi.

6.2. Xe lăn đa năng Lucass X7

- Xe lăn đa năng Lucass X7 có gắn 2 vòng lăn hai bên giúp người khuyết tật,  người bệnh, người già … có thể tự di chuyển dễ dàng hoặc người nhà có thể đẩy xe nhờ tay đẩy phía sau. Vành xe và nan hoa cứng cáp có thể chịu được tải trọng người ngồi lên đến 120kg.

- Ghế ngồi được làm bằng chất liệu da simili màu đen, độ rộng là 46cm. Phía dưới có thiết kế chỗ để chân có kích thước lớn giúp người dùng không bị mỏi chân. 

- Xe có thêm bô vệ sinh hình chữ nhật đặt dưới ghế ngồi, có thể tháo rời ra được dễ dàng giúp người chăm sóc thuận tiện trong việc rút ra để lau rửa.

- Xe có 4 bánh với bánh trước 8 inch xoay được 360 độ và 2 bánh sau đặc rộng 24 inch. Ngoài ra xe còn được thiết kế thêm bánh xe phụ nhỏ để tăng độ an toàn cho người dùng trong trường hợp xe lên dốc giúp. 

- Xe có thể gập lại một cách gọn gàng, thuận tiện khi vận chuyển xe, và cất giữ xe khi không sử dụng.

- Khung của xe lăn được làm bằng sắt và được mạ crom nên độ bền cao và rất chắc chắn. 

- Xe lăn đa năng Lucass X7 có thể ngả lưng ghế ra làm giường nằm nghỉ và có thể thay thế cho băng ca hoặc giường bệnh, giúp bệnh nhân có thể nằm hay tắm, gội đầu đều được.

- Xe có 2 tay phanh tùy chỉnh, một phanh để thắng xe lại và một phanh để  ngả thành giường nằm rất an toàn và tiện lợi. 

6.3. Xe lăn điện Akiko A99-05

- Ngoài có bộ điều khiển tự động thông minh thì xe còn có thể di chuyển bằng cách lăn tay như các loại xe thông thường. Xe có thể lên dốc thấp khoảng 6 độ và địa hình gồ ghề vừa phải.

- Người dùng có thể tự ngả nằm trên xe mà không cần sự trợ giúp của người khác.

- Chỗ để có kích thước rộng, có thể tháo rời và có thể nâng được lên khi cần nằm hoặc ngồi thư giãn.

- Xe có thể điều chỉnh tăng giảm vận tốc, rẽ trái phải, tiến hoặc lùi bằng các nút bấm trên thành xe. 

- Xe được trang bị còi, thuận tiện và an toàn khi tham gia giao thông ngoài đường.

- Bánh xe to và chắc chắn, đi rất êm.

- Hai bên thành của xe có thể lật lên.

-  Phía sau xe  có chống lật 2 bên để người ngồi không bị ngã ngửa ra phía sau.

-  Xe có thể gấp gọn, thuận tiện khi vận chuyển.

Trên đây là các thông tin cần thiết về xe lăn và các loại xe lăn đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Medgo hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn để lựa chọn được chiếc xe lăn tốt nhất và phù hợp với người thân của mình.

Sản phẩm xem gần đây

×
Chat
Ẩn nội dung trò chuyện Hiện nội dung trò chuyện
Thu nhỏ khung trò chuyện Mở rộng khung trò chuyện
Đóng cửa sổ
anhr anhr
Xin chào bạn!
Vui lòng chọn shop muốn chat
person
Gửi tin nhắn
Hình ảnh đính kèm