VND USD
Kết nối với chúng tôi Theo dõi Thế giới y tế trên Facebook Theo dõi Thế giới y tế trên Youtube Theo dõi Thế giới y tế trên TikTok
Hotline: 0919 938 115
Tư vấn ngay: 0919 938 115

1. Máy hút dịch là gì?

Máy hút dịch là thiết bị y tế quan trọng trong quá trình khám chữa bệnh, có chức năng loại bỏ chất lỏng, máu, chất dịch đờm ra khỏi cơ thể một cách an toàn và hiệu quả nhất. Việc loại bỏ dịch nhầy khỏi cơ thể người bệnh một cách kịp thời nhằm hạn chế các trường hợp nhiễm khuẩn không mong muốn. 

Đây là một trong những thiết bị y tế hỗ trợ bác sĩ thực hiện thao tác được chính xác hơn, đồng thời được sử dụng nhiều tại các cơ sở khám chữa bệnh cũng như tại nhiều gia đình trên toàn quốc.

2. Cấu tạo của máy hút dịch

Máy hút dịch được cấu tạo từ các bộ phận không thể thiếu đó là : nguồn hút, ống dẫn, đầu thu, bình chứa dịch, áp kế để đo. 

Thân máy là nơi sản sinh ra lực hút, đưa các chất dịch từ đường ống đi đến bình chứa.

Ống dẫn được làm bằng nhựa chịu được nhiệt tốt, mềm và dẻo, có thể di chuyển đến nơi cần hút dịch. Tùy thuộc vào từng loại máy mà ống dẫn sẽ có độ dài ngắn khác nhau.

Bình chứa là nơi đựng các chất dịch được hút, một số máy hút dịch hiện đại trong bình chứa có bộ phận cảm biến khi dung dịch đựng trong bình đầy đến  mức nhất định thì máy sẽ ngừng hoạt động ngay lập tức.

Máy hút áp lực thấp:

 - Thiết kế với 1 bình có bộ lọc được làm từ chất liệu PTFE

 - Phần ống thông của máy có giá đỡ để người dùng dễ dàng đặt ống vào bệnh nhân

 - Bình đựng dịch được làm từ chất liệu nhựa Polycarbonate với độ bền cực kỳ cao, có thể tiệt trùng ở nhiệt độ trên 100 độ C

 - Vỏ của máy hút dịch áp lực thấp được làm từ nhựa ABS, cứng và dễ dàng di chuyển

Máy áp lực cao:

 - Máy được thiết kế có 2 bình đi kèm với phần đồng hồ hiển thị phần áp lực hút của máy

 - Phần van an toàn được lắp bên trong bình chứa có tác dụng bảo vệ và chống tràn hiệu quả

 - Dây hút và đầu hút sau khi tiệt trùng có thể sử dụng nhiều lần

 - Áp lực chân không là 650 mmHg

3. Nguyên lý hoạt động của máy hút dịch 

Máy hút dịch hoạt động dựa trên cơ chế sử dụng áp lực đè nén số âm dưới mức áp lực của khí quyển

Từ nguồn hút, chân không được kéo qua bình thu gom nước và dịch. Một van nhỏ được thiết kế để ngăn cản chất lỏng xâm nhập vào máy và chân không. Máy hút chân không sử dụng động cơ điện dẫn động Piston, khi hạ xuống sẽ tạo ra chân 

không thông qua một trong hai van một chiều điển hình là đầu Piston. Khi di chuyển lên không khí sẽ đẩy piston qua van thứ hai.

Phần lớn các loại máy hút dịch sẽ có một vài điểm nhỏ khác nhau, song các thành phần cấu tạo cơ bản giống nhau.

4. Các loại máy hút dịch hiện nay

Các loại máy hút dịch phổ biến được sử dụng hiện nay  gồm có: máy hút dịch mũi và máy hút dịch phẫu thuật.

Máy hút dịch mũi là gì?

Máy hút dịch mũi là thiết bị y tế được sử dụng với mục đích để loại bỏ dịch nhầy mũi cũng như vệ sinh đường thở được thông thoáng cho bé và người lớn tuổi. Thiết bị hoạt động dựa trên cơ chế sử dụng lực hút từ máy để đưa chất nhầy ra bên ngoài thay cho các phương pháp lấy dịch thông thường. Đây là thiết bị rất cần thiết, hỗ trợ mũi được thông thoáng và dễ thở hơn.

Việc vệ sinh mũi theo phương pháp truyền thống thường không đảm bảo an toàn vệ sinh và đôi khi gặp khó khăn trong quá trình thực hiện nhất là đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Chính vì thế mà máy hút dịch mũi ra đời, giúp làm sạch khoang mũi cho người bệnh, bảo vệ người bệnh khỏi các nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, dễ dàng loại bỏ một số loại vi khuẩn gây bệnh.

Lưu ý khi hút máy cần dùng lực vừa phải, không quá mạnh nhằm tránh làm tổn thương đến các niêm mạc đường thở của người bệnh.

Ưu điểm máy hút dịch mũi

 - Hỗ trợ lấy hết bụi bẩn và chất dịch nhầy, vi khuẩn bám trong khoang mũi, vệ sinh thông thoáng đường thở.

 - Bảo vệ sức khỏe người dùng khỏi các bệnh lý khác nhau liên quan đến đường hô hấp. Đồng thời, ngăn chặn một số vi khuẩn gây bệnh, cũng như dễ dàng loại bỏ bụi bẩn.

- Máy hút dịch mũi còn được sử dụng trong một số phòng khám để lấy mẫu khi xét nghiệm.

- Hỗ trợ điều trị các bệnh như: viêm xoang, viêm mũi dị ứng, ngạt mũi, cảm cúm,...

Máy hút dịch phẫu thuật

Đây là một trong các loại máy hút dịch phổ biến hiện nay.  Máy hút dịch dùng trong phẫu thuật được sử dụng nhằm loại bỏ máu, các chất dịch, chất nhầy,...ra khỏi đường thở của bệnh nhân. Trong các ca phẫu thuật, máy hút dịch giúp bác sĩ có thể dễ dàng nhìn rõ khu vực phẫu thuật cần tập trung. Khi không sử dụng máy, các chất nhầy máu sẽ lần với khu vực phẫu thuật gây ra sự nhầm lẫn cho bác sĩ. Chính vì thế, đây được xem là thiết bị quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ ca phẫu thuật nào.

5. Những lưu ý khi sử dụng máy hút dịch phẫu thuật 

Trong quá trình sử dụng, máy hút dịch được sử dụng cần được vô trùng. Các thao tác thực hiện yêu cầu nhân viên y tế sử dụng găng tay nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh. 

Khi sử dụng ống thông, mỗi lần hút không quá 5 giây, trong trường hợp sử dụng đầu hút amidan không hút lâu quá 10 giây. Sau khi sử dụng, vệ sinh lại đầu hút hoặc ống thông bằng nước đun sôi, nước rửa sạch nhầy. Sau đó cho hút qua không khí để sấy khô. Cồn được sử dụng để lau bên ngoài. Các ống thông cần được bảo quản khô ráo và thay thế mới sau 24 giờ sử dụng.

Tuân thủ các nguyên tắc an toàn khi tiệt trùng, tiến hành tiệt trùng bằng dung dịch chuyên dụng. Đối với nhân viên y tế, luôn cần chú ý tới bệnh nhân khi hút, quan sát các phản ứng của họ khi thực hiện. Liên hệ ngay với bác sĩ nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường. 

Bảo quản máy, các dụng cụ đi kèm ở nơi khô ráo, thông thoáng, tránh tiếp xúc gần với nước.

6. Các vấn đề thường gặp khi sử dụng máy hút dịch

Một số vấn đề chính thường gặp ở máy hút dịch như:

Máy hút dịch không được kiểm tra và sẵn sàng hoạt động: điều này sẽ ảnh hưởng tới khả năng điều trị khẩn cấp của bệnh nhân. Để tránh những tình huống không mong muốn xảy ra, các kỹ thuật viên nên: 

 - Kiểm tra và bật nguồn trước mỗi ca làm việc.

 - Luôn để thiết bị ở vị trí dễ nhìn và dễ dàng thao tác trong trường hợp khẩn cấp.

 - Kiểm tra định kỳ và thay thế các thành phần hỏng trong thiết bị như ống thông.

 - Thiết lập và cài đặt chế độ chính xác theo mức độ tình trạng của bệnh nhân.

Thời gian hút quá lâu: đây cũng là một trong những điểm đặc biệt cần lưu ý khi sử dụng máy hút dịch. Nếu để thời gian hút quá lâu, bệnh nhân có thể dẫn tới tình trạng thiếu oxy. Do đó, cần tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ cũng như nhà sản xuất.

Ống thông sai kích thước: tùy vào đối tượng bệnh nhân mà các y bác sĩ sẽ sử dụng ống thông phù hợp. Đường thở của người lớn và trẻ em khác nhau. Đối với trẻ sơ sinh, đường thở nhỏ của bé cần được sử dụng ống thông nhỏ hơn, đường thở của người già cần ống thông mỏng hơn. Ống thông hút cần có đường kính ngoài không quá 50 % đường kính trong của ống nội khí quản.

Khử trùng không đúng cách: Phần lớn các máy hút dịch hiện nay đều có thành phần van chống tràn ngược. Bộ lọc chống nhiễm khuẩn tiêu chuẩn được làm từ PTFE. Các bình chứa dịch cũng cần được làm sạch theo tiêu chuẩn.

7. Các hãng máy hút dịch

Thị trường hiện nay đa dạng các loại máy hút dịch, có thể kể tới máy hút dịch tới từ các thương hiệu nổi tiếng như: Lucass - Mỹ, Yuwell - Trung Quốc, Cami - Ý,...




Sản phẩm vừa xem