VND USD

Đèn hồng ngoại, máy massage

Trên thị trường hiện nay các thiết bị sưởi ấm như đèn sưởi hồng ngoại đang được rất nhiều khách hàng lựa chọn. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều người chưa biết và chưa hiểu rõ về đèn hồng ngoại: Đèn hồng ngoại có tác dụng gì và sử dụng đèn như thế nào…? Medgo sẽ giúp bạn tìm hiểu về đèn hồng ngoại thông qua bài viết sau đây.

1. Đèn hồng ngoại là gì?

Trong y học, tia hồng ngoại đã được ứng dụng nhiều bao lâu nay bởi nó có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt. Năng lượng của tia hồng ngoại không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có tác dụng làm đẹp da của con người. Tia hồng ngoại được ứng dụng rộng rãi ở các trung tâm y tế, vật lý trị liệu, spa làm đẹp hay thẩm mỹ viện,...

Đèn hồng ngoại ra đời khi tia hồng ngoại được ứng dụng cho công nghệ làm ấm. Đèn hồng ngoại là thiết bị đèn sưởi sử dụng bóng đèn hồng ngoại để tạo ra nhiệt năng và làm ấm không gian xung quanh nhanh chóng bằng nguyên lý bức xạ nhiệt của tia hồng ngoại.

2. Tác dụng của đèn hồng ngoại?

- Làm tăng thân nhiệt: Vì tia hồng ngoại có tác dụng thấu nhiệt nông xuyên da (khoảng 3mm) nên tia sáng làm nóng da tại chỗ và nhiệt độ tăng lên khiến mạch máu giãn ra.  Do hiện tượng tăng nhiệt độ và tăng máu cục bộ khiến nhiệt tỏa đi khắp cơ thể và làm tăng nhiệt toàn thân.

- Chữa bệnh cơ, xương, khớp, làm giảm đau, vết bầm tím: Các tia hồng ngoại của đèn chiếu rọi vào những vết thương sẽ giúp làm giảm đau, chống co cứng cơ, làm giãn mạch, tan máu bầm, hỗ trợ tăng chuyển hóa và dinh dưỡng tại chỗ.

- Giúp phục hồi sức khỏe cho người bị đau nhức, người mệt mỏi do ốm: Đèn hồng ngoại có hiệu quả tốt trong việc hỗ trợ tăng cường trao đổi chất và tuần hoàn máu…

- Làm đẹp tóc: Sử dụng đèn hồng ngoại khi nhuộm sẽ giúp giữ màu tốt hơn và kích thích chân tóc nhanh mọc.

- Làm đẹp da: làm mất đi các tế bào da chết khiến da mềm mại hơn, những mạch máu nhỏ li ti được lưu thông tốt và kích thích sinh trưởng tế bào da mới.

3. Ưu điểm và nhược điểm của đèn hồng ngoại

3.1. Ưu điểm

- Làm ấm nhanh, hiệu quả: Đèn sưởi hồng ngoại làm ấm bằng khúc xạ tia hồng ngoại chỉ từ 2 - 3 giây sau khi được bật lên. Vì sưởi ấm từ bên trong nên người dùng sẽ cảm thấy ấm toàn thân rất nhanh chứ không chỉ riêng mình khu vực tiếp xúc gần nhất với nguồn sưởi.

- Đèn hồng ngoại hoạt động theo nguyên tắc đốt cháy oxy và tạo ra hơi nóng nên bạn sẽ không cảm thấy bị khó thở hay khô da, khó chịu. 

- Có lợi cho sức khỏe: Ánh sáng hồng ngoại có lợi và được ứng dụng rộng rãi cho việc làm đẹp, chữa bệnh. Hơn thế nữa, đây còn là sự lựa chọn tốt cho gia đình có mẹ bầu mới sinh hay em bé. Tia hồng ngoại giúp cho lưu thông khí huyết, giảm đau, tan vết bầm tím mang lại cho người dùng cảm giác thư giãn và thoải mái. 

- Độ an toàn cao: Do được lắp đặt bằng lớp cách điện, không gây bỏng, chống cháy nổ và chống nước. Nên bạn có thể yên tâm khi đặt đèn trong phòng ngủ, phòng khách, phòng làm việc và cả phòng tắm. 

- Tiết kiệm điện: Đèn làm ấm nhanh chỉ trong vòng 3 giây, vậy nên phần lớn năng lượng điện sử dụng được chuyển thành nhiệt năng nên có thể được coi là ưu thế giúp tiết kiệm điện. Đèn có khả năng làm ấm lâu, nên khi bạn bật lên khoảng 10-15 phút rồi tắt bạn sẽ cảm thấy không gian vẫn còn ấm.

3.2. Nhược điểm

- Nếu bạn lắp đặt đèn hồng ngoại ở phòng tắm thì bạn cần cẩn trọng phòng các sự cố không mong muốn như rò rỉ, chập điện do ở phòng tắm là môi trường có độ ẩm cao. Để tránh vòi phun nước vào, bạn nên lắp đặt đèn ở độ cao an toàn trong khoảng 1.8 - 2m và phù hợp với diện tích phòng tắm.

- Giá thành của đèn hồng ngoại cao hơn so với các loại đèn sưởi khác, tuy nhiên về hiệu quả và độ an toàn thì đèn hồng ngoại vẫn là một sự lựa chọn tốt và đáng mua. 

4. Các tiêu chí để lựa chọn được chiếc đèn hồng ngoại tốt nhất?

4.1. Công suất

- Tùy thuộc vào mục đích là bệnh lý mà các bạn cần chữa trị mà việc lựa chọn đèn cũng khác nhau. Hiện nay đèn hồng ngoại có nhiều mức công suất khác nhau và giá thành thì chênh lệch nhau không quá nhiều. Bạn có thể tìm mua đèn hồng ngoại 100w, 150w hoặc 300w sau khi thăm khám bệnh và nghe tư vấn của bác sĩ. 

4.2. Bảo hành

- Là một thiết bị công nghệ nên sẽ rất dễ hỏng nếu không biết sử dụng. Do vậy khi mua bạn nên chú ý tới thời gian bảo hành của sản phẩm. Tùy thuộc vào sản phẩm và nơi cung cấp mà thời gian bảo hành của các đèn hồng ngoại không giống nhau. Các bạn hãy cố gắng tìm mua sản phẩm có thời gian bảo hành lâu nhất để có thể đảm bảo được quyền lợi của  mình.

4.3. Phụ kiện

- Một chiếc đèn hồng ngoại tốt và nơi bán đèn uy tín luôn có phụ kiện chính hãng đi kèm. Phụ kiện này giúp bạn có thể thay, sửa khi đèn bị hỏng, bóng đèn bị hư hỏng.... Có một số phụ kiện đi kèm cũng sẽ giúp cho đèn hồng ngoại của bạn được sử dụng dễ dàng và tiện lợi hơn.

4.4. Tính năng

- Một tính năng phổ biến và cũng rất quan trọng của đèn hồng ngoại là tính năng hẹn giờ. Trong thời gian dùng đèn hồng ngoại để điều trị bệnh, bạn có thể cài chế độ hẹn giờ như 5 phút, 10 phút  hoặc 15 phút... tùy vào nhu cầu sử dụng. 

4.5. Xuất xứ

Nguồn gốc xuất xứ của đèn cũng là một yếu tố khá quan trọng. Hiện nay đa số các sản phẩm trên thị trường đều được sản xuất từ Trung Quốc. Tại Đức cũng có dòng đèn hồng ngoại nổi tiếng và được đánh giá là có chất lượng sử dụng cao. Bên cạnh đó thì nguồn gốc xuất xứ cũng sẽ giảm thiểu được khả năng bạn mua phải hàng giả, hàng nhái và kém chất lượng. 

5. Hướng dẫn sử dụng đèn hồng ngoại tại nhà đúng cách?

5.1. Cách sử dụng

- Hướng thẳng góc bóng đèn với vùng da cần chiếu.

- Khoảng cách từ bóng đèn tới da thường trong khoảng từ 50cm – 70cm tùy mục đích chữa trị.

- Thời gian chiếu đèn  15 – 30 phút/ 1 lần, một ngày có thể chiếu 1 đến 2 lần.

- Bạn nên kiểm tra và theo dõi thường xuyên vùng da sau khi chiếu đèn và cảm giác của cơ thể.

5.2. Các trường hợp nên sử dụng đèn hồng ngoại:

- Tăng cường lưu thông máu và giảm đau

- Chống viêm bệnh mãn tính như: viêm khớp, viêm gân, thoái hóa khớp

- Làm ấm cơ thể.

- Phù nề do bị viêm, chèn ép, do chấn thương.

- Đau cơ khớp, đau do thần kinh ngoại vi

- Tăng cường trao đổi chất và dinh dưỡng cho các trường hợp vết thương, vết lở loét lâu liền, giúp nhanh liền sẹo,…

- Làm giãn cơ để hỗ trợ cho các kỹ thuật trị liệu khác như xoa bóp, giúp tập vận động dễ dàng hơn,..

5.3. Không sử dụng đèn hồng ngoại cho các trường hợp:

- Vùng da bị mất cảm giác, vô mạch.

- Các bệnh lý ở ngoài (đang chảy máu hoặc viêm nóng đỏ).

- Không dùng cho mắt và bộ phận sinh dục, mắt.

6. Một số điều cần lưu ý khi sử dụng đèn hồng ngoại?

- Nên kiểm tra sự chắc chắn của đèn trước khi chiếu.

- Để yên tâm hơn về độ an toàn thì nên chọn loại đèn có lưới bảo vệ.

- Trong qua trình chiếu đèn, tránh để nước bắn vào đèn.

- Nếu bị bỏng sau khi chiếu, bạn nên chườm mát và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý bỏng.

- Nếu bị mệt và choáng váng sau chiếu đèn thì nên nghỉ ngơi theo dõi.

- Khi sử dụng đèn hồng ngoại, khoảng cách an toàn và tốt nhất khi sử dụng đèn hồng ngoại là từ 50cm đến 70cm.

- Trong 1 ngày chỉ nên sử dụng tối đa 2 lần với thời gian khoảng từ có thể điều trị không quá 3 lần với thời gian từ 10 đến 25 phút. Nếu sử dụng đèn trong thời gian quá lâu hoặc sử dụng nhiều lần sẽ gây choáng váng, cơ thể bị rối loạn về nhiệt độ, mất hồng cầu máu.

- Không chiếu đèn hồng ngoại vào vùng da đang có vết thương bị rỉ nước, hay vùng da bị mất cảm giác, bị sẹo lồi.

- Tuy phương pháp sử dụng đèn hồng ngoại tại nhà là an toàn cho mọi người nhưng bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ khi muốn tự sử dụng đèn để điều trị bệnh. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn liệu pháp tốt nhất, phù hợp nhất với tình trạng bệnh của bạn.

Với những thông tin mà Medgo chia sẻ trong bài viết trên mong rằng các bạn đã hiểu rõ hơn về đèn hồng ngoại và lựa chọn cho mình được một sản phẩm tốt nhất . 

Sản phẩm xem gần đây

×
Chat
Ẩn nội dung trò chuyện Hiện nội dung trò chuyện
Thu nhỏ khung trò chuyện Mở rộng khung trò chuyện
Đóng cửa sổ
anhr anhr
Xin chào bạn!
Vui lòng chọn shop muốn chat
person
Gửi tin nhắn
Hình ảnh đính kèm