Bơm tiêm điện
Các sản phẩm nổi bật
1. Bơm tiêm điện là gì? Chức năng của bơm tiêm điện trong y tế
Khái niệm về bơm tiêm điện
Bơm tiêm điện hay còn được gọi là máy tiêm điện là thiết bị y tế được dùng để cung cấp lượng nhỏ chất lỏng vào cơ thể bệnh nhân. Bơm tiêm điện có thể thực hiện kép để truyền và rút chất lỏng, dùng để truyền thuốc hoặc dịch vào cơ thể bệnh nhân theo một tốc độ nhất định.
Bơm tiêm điện được dùng trong nghiên cứu công nghệ cao, các bệnh viện và các trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm.
Chức năng của bơm tiêm điện trong y tế
Bơm tiêm điện có chức năng tiêm thuốc cho một hoặc nhiều bệnh nhân cùng lúc, duy trì nồng độ thuốc nhất định trong cơ thể người bệnh trong một thời gian dài mà không cần thao tác trực tiếp từ bác sĩ, nhờ đó mà bác sĩ có thể linh hoạt khi làm được nhiều việc khác và chăm sóc được nhiều bệnh nhân hơn.
Bơm tiêm điện có 2 tính năng là tiêm truyền và rút. Một số dòng sản phẩm khác có thể có nhiều ống tiêm. Tốc độ dòng dịch chuyển thể tích nhỏ có thể trong phạm vi micro, nani và pico. Đồng thời cung cấp dòng chảy xung với độ chính xác cao tuyệt đối.
Trong nhiều trường hợp, quá trình tiêm yêu cầu thực hiện với tốc độ chậm và liên tục, bơm tiêm sẽ là thiết bị giúp thực hiện quá trình này được chính xác nhất.
2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bơm tiêm điện
Cấu tạo của bơm tiêm điện
Các bộ phận cơ bản của bơm tiêm điện bao gồm những thành phần sau đây:
+ Kẹp giữ bơm, kẹp giữ đuôi piston
+ Ổ cắm dây nguồn
+ Nắp khóa chống mở bơm tiêm
+ Nút khóa bơm tiêm
+ Bảng điều khiển, màn hình hiển thị, đèn báo, các nút nhấn chức năng
Hầu hết các loại bơm tiêm điện được thiết kế theo tiêu chuẩn có thể tương thích với nhiều loại ống tiêm khác nhau.
Máy bơm tiêm điện hoạt động như thế nào?
- Đầu tiên, thuốc được đưa vào ống tiêm sau đó các kỹ thuật viên, y tá hay bác sỹ sẽ đưa ống tiêm vào đúng vị trí trên bơm tiêm điện và kết nối với ống nối dài để đưa đến bệnh nhân, tiếp theo kỹ thuật viên sẽ cài đặt các thông số cần thiết đúng với các yêu cầu của thuốc cần bơm truyền cho bệnh nhân như: thể tích truyền, thời gian truyền, tốc độ truyền… sau khi nhận lệnh điều khiển bộ vi xử lý sẽ thực hiện theo yêu cầu nhận được và điều khiển con trượt đẩy thuốc đến bệnh nhân theo thông số đã được cài.
- Các bơm tiêm điện đều được tích hợp màn hình hiển thị thông tin về khối lượng thuốc đã truyền, tốc độ, thời gian truyền còn lại…và hiển thị các thông tin cảnh báo về lỗi hoặc những chú ý cần xử lý trong quá trình vận hành.
- Hầu hết các loại bơm tiêm điện trên thị trường đều được thiết kế theo tiêu chuẩn nhằm tương thích với nhiều loại ống tiêm khác nhau. Tính ổn định của dòng chảy và trải nghiệm người dùng trực quan khiến bơm tiêm điện trở thành lựa chọn hàng đầu của các nhà sinh học. Tuy vậy thể tích của ống tiêm giới hạn dung lượng của dòng chảy.
- Có thể dễ dàng tìm thấy các mẫu bơm tiêm khác nhau trên thị trường với những tính năng và công dụng riêng biệt. Song hầu hết bơm tiêm điện đều hoạt động nhằm mục đích kiểm soát chất lượng tiêm truyền trong y tế và nghiên cứu
3. Ưu nhược điểm của bơm tiêm điện
Ưu điểm
So với các dòng bơm tiêm thông thường thì bơm tiêm điện có nhiều ưu điểm vượt trội như sau:
- Thiết bị cho phép điều chỉnh tốc độ bơm, tùy thuộc vào từng loại mà người dùng điều chỉnh bơm nhanh hay chậm.
- Hỗ trợ cài đặt thể tích thuốc cần tiêm cũng như thời gian và lưu lượng tiêm
- Bơm tiêm điện được thiết kế nhằm tương thích với nhiều loại bơm tiêm hiện nay.
- Trong trường hợp bơm tiêm có dấu hiệu pin yếu, hết thuốc, cạn, tắc,... tính năng phát cảnh báo, báo động từ thiết bị sẽ giúp các y bác sĩ nhận biết và khắc phục tình trạng kịp thời.
- Chính vì bơm tiêm điện sử dụng với dung tích nhỏ chất lỏng khi truyền nên độ chính xác sẽ cao hơn, nhanh hơn, tiện dụng hơn so với máy truyền dịch
- Với kiểu dáng nhỏ gọn, không quá nặng, có thể sử dụng linh hoạt trong quá trình di chuyển
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm vừa nêu trên thì bơm tiêm điện cũng có một số nhược điểm như:
- Nhân viên y tế cần được đào tạo bài bản và sử dụng thuần thục thiết bị bơm tiêm điện cũng như yêu cầu về sự cẩn thận, tỉ mỉ khi sử dụng thiết bị
- Nhân viên vận hành cần được đào tạo bài bản và đánh giá được rủi ro trong quá trình sử dụng.
3. Chỉ định sử dụng bơm tiêm điện
Trong gây mê:
- Duy trì nồng độ thuốc mê được ổn định trong huyết tương là điều kiện cần có để đảm bảo chất lượng cuộc mê. Đây là điều hết sức quan trọng và cần thiết đối với 3 loại thuốc dùng trong gây mê:
- Thuốc tiền mê, duy trì an thần: các loại thuốc như bacbituric, Propofol, Fentanyl,...
- Thuốc giãn cơ: các loại thuốc nhóm succinylcholine…
- Thuốc giảm đau: Morphin hoặc các chất dẫn của nó
Trong hồi sức cấp cứu:
- Các loại thuốc hỗ trợ tim mạch: Dopamin, Dobutamin, Adrenalin
- Các loại thuốc hormon: Insulin trong điều trị rối loạn đường huyết cấp
- Bơm tiêm điện có thể sử dụng cho các loại thuốc chống cao huyết áp
Trong các khoa phòng khác:
- Thuốc, hóa chất điều trị ung thư
- Thuốc trợ tim, vận mạch, chống loạn nhịp,...
4. Các lưu ý khi sử dụng bơm tiêm điện
- Người dùng nên đảm bảo nguồn liên tục và luôn có pin ở chế độ chờ để sẵn sàng sử dụng.
- Thiết bị cần được bảo trì và kiểm tra thường xuyên về mặt kỹ thuật nhằm hạn chế các rủi ro trong quá trình sử dụng.
- Bơm tiêm điện cần được điều chỉnh các thông số và chạy thử ổn định sau đó mới lắp vào người bệnh, đặc biệt không được phép điều chỉnh hay lắp đặt trong lúc đã kết nối với bệnh nhân.
- Lượng thuốc cần được tính toán theo đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ định.
- Kỹ thuật pha thuốc nên thực hiện theo phương thức hút dung môi vào bơm tiêm, sau đó đuổi khí và đẩy bớt dịch dung môi ra ngoài rồi mới bơm hút dịch thuốc vào sau. Đối với cách làm này sẽ giúp cho dung môi và thuốc được chính xác mà lượng thuốc vẫn đảm bảo đủ và đúng, không bị rò rỉ hay mất đi.
- Bơm tiêm điện nên có nhãn dán trực tiếp ghi rõ: tên thuốc, liều lượng sử dụng, tốc độ, giờ bắt đầu, giờ kết thúc (nếu cần).
- Nhằm tránh tình trạng đường truyền hoặc các khớp nối bị gập, tắc nghẽn đường truyền trong quá trình bơm tiêm điện hoạt động, nhân viên y tế cần kiểm tra thường xuyên sự hoạt động liên tục của bơm tiêm điện.
- Không được tự ý điều chỉnh tốc độ đường truyền dẫn thuốc tới người bệnh mà cần giữ cho tốc độ truyền được ổn định và liên tục. Phải theo dõi sát tình trạng đáp ứng và không đáp ứng thuốc hoặc đáp ứng quá mức để thông báo chỉ định điều chỉnh liều lượng, tốc độ kịp thời.
- Khi vận chuyển người bệnh cần phải kiểm soát và tính toán quãng đường phòng trường hợp hết pin do đi đường xa.
5. Hướng dẫn bảo quản bơm tiêm điện
- Lau chùi máy hàng ngày bằng khăn mềm đã được thấm nước .Không dùng cồn với mục đích làm sạch thiết bị.
- Đặt bơm tiêm điện trong không gian phòng thoáng mát, khô ráo.
- Tránh hoạt động máy tại nơi dễ cháy nổ.
- Không được để bất kỳ đồ vật gì lên trên thiết bị.
Lưu ý: Cắm điện thường xuyên kể cả khi không sử dụng để máy luôn trong trạng thái sẵn sàng hoạt động khi cần.
6. Các hãng bơm tiêm điện trên thị trường
Các thương hiệu bơm tiêm điện nổi tiếng hiện có trên thị trường và được nhiều cơ sở y tế tin dùng có thể kể đến như: Meditec - Anh; Medtron AG - Đức; Daiwha, Zerone, AMPaLL của Hàn Quốc; Terumo - Nhật Bản, Mindray - Trung Quốc,....